Các Thuật Ngữ Nhân Sự Dễ Bị Nhầm Lẫn: Hiểu Rõ Để Tối Ưu Hoá Quản Lý Nhân Sự

📘 E-book Mini: 10 Thuật Ngữ Nhân Sự Dễ Bị Nhầm Lẫn 📘

Bạn có bao giờ gặp tình huống hiểu lầm vì những thuật ngữ tưởng chừng giống nhau? Với nhiều người mới vào nghề nhân sự hay đến từ các phòng ban khác, những từ như Training và Learning & Development thoạt nghe không khác biệt mấy, nhưng thực tế lại mang ý nghĩa rất khác.

Chẳng hạn, khi HR xây dựng một chương trình Training cho team Sales thì Sale Director lại kỳ vọng một lộ trình phát triển dài hạn L&D.

Kết quả? HR đi một hướng, người yêu cầu mong đợi một hướng khác – và gây ra confuse lẫn thiêu align giữa các phòng ban.

E-book mini này sẽ giúp HR và các phòng ban “nói chung ngôn ngữ,” nắm vững 10 thuật ngữ dễ nhầm lẫn nhất, từ định nghĩa đến mục tiêu và cách đo lường, để cả đội ngũ phối hợp ăn ý và đạt hiệu quả cao nhất. 10 cặp thuật ngữ cần phân biệt kỹ:

Mô tả

Các Thuật Ngữ Nhân Sự Dễ Bị Nhầm Lẫn: Hiểu Rõ Để Tối Ưu Hoá Quản Lý Nhân Sự

Recruitment (R) & Talent Acquisition (TA)

Tuyển dụng (Recruitment) và thu hút nhân tài (Talent Acquisition) không phải lúc nào cũng đồng nghĩa. Tuyển dụng tập trung vào việc lấp đầy vị trí trống nhanh chóng, còn thu hút nhân tài hướng đến chiến lược dài hạn nhằm thu phát triển một đội ngũ tài năng đầy tiềm năng.

Job Description (JD) & Job Specification (JS)

Mô tả công việc (Job Description) là danh sách các nội dung, trách nhiệm trong công việc. Trong khi đó, yêu cầu công việc (Job Specification) liệt kê những tiêu chí về trình độ, kỹ năng, và phẩm chất nhân sự phù hợp.

Onboarding (OB) & Orientation (OR)

Quá trình hội nhập nhân viên (Onboarding) không chỉ là một buổi định hướng (Orientation). Onboarding bao gồm toàn bộ các bước giúp nhân viên làm quen và hoà nhập vào văn hoá doanh nghiệp, trong khi Orientation tập trung vào những thông tin ban đầu.

Performance Management (PM) & Performance Appraisal (PA)

Quản lý hiệu suất (Performance Management) là một quy trình toàn diện gồm nhiều bước nhằm đảm bảo nhân viên đạt hiệu quả cao nhất. Trong khi đó, đánh giá hiệu suất (Performance Appraisal) chỉ là một bước cụ thể trong quy trình này.

Employee Engagement (EE) & Employee Experience (EX)

Gắn kết nhân viên (Employee Engagement) là mục tiêu cải thiện tinh thần và cam kết lâu dài của nhân viên. Trong khi đó, trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) bao gồm tất cả các yếu tố từ khi bắt đầu tuyển dụng đến lúc rời khỏi tổ chức.

HR Strategy (HRS) & HR Plan (HRP)

Chiến lược nhân sự (HR Strategy) là bức tranh tổng thể định hướng phát triển nhân sự dài hạn. Trong khi đó, kế hoạch nhân sự (HR Plan) chỉ rõ những hành động cụ thể để đạt được chiến lược này.

Leadership Development (LD) & Management Training (MT)

Đào tạo lãnh đạo (Leadership Development) hướng đến việc phát triển khả năng dẫn dắt. Trong khi đó, đào tạo quản lý (Management Training) tập trung vào việc nâng cao kỹ năng vận hành và quản trị.

Diversity (D) & Inclusion (I)

Đa dạng (Diversity) đề cập đến sự phong phú trong tựu thành lực lượng lao động. Hòa nhập (Inclusion) tập trung vào việc tạo ra môi trường mà mọi người đều có cơ hội tham gia và đóng góp.

Training & Learning & Development (L&D)

Đào tạo (Training) là việc truyền đạt kiến thức cần thiết. Trong khi đó, học tập và phát triển (Learning & Development) bao gồm việc đầu tư phát triển kỹ năng và nâng cao tiềm lực lâu dài.

Inclusion (I) & Belonging (B)

Hòa nhập (Inclusion) tạo ra cơ hội cho tất cả nhân viên tham gia. Còn cảm giác thuộc về (Belonging) là khi nhân viên thực sự cảm thấy hợp tác và gắn bó với đội ngũ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.